I. Giới thiệu #
1. Trình quản lý (Management) là gì? #
Trình quản lý (Management) là một công cụ hỗ trợ được xây dựng đặc biệt để quản lý và theo dõi các hoạt động liên kết của đối tác với các thương hiệu hàng đầu. Nó cung cấp một giao diện trực quan và dễ sử dụng, giúp các đối tác có thể:
Quản lý thương hiệu đã hợp tác: #
- Danh sách các thương hiệu: Hiển thị đầy đủ danh sách các thương hiệu mà đối tác đang hợp tác, bao gồm thông tin chi tiết về từng thương hiệu như thông tin cá nhân, ngành hàng, tỉ lệ chuyển đổi, doanh thu và chi phí
- Thông tin chi tiết về mỗi offer: Cung cấp các thông tin chi tiết về từng offer, như là:
- Tổng quan: Cung cấp thông tin về các sự kiện, ngành hàng, mục tiêu của offer.
- Lịch biểu và ngân sách: Bao gồm lịch biểu của offer, khung thời gian, ngân sách chung và ngân sách riêng theo cài đặt từ Thương hiệu.
- Chương trình khuyến mãi: Cung cấp các chương trình khuyễn mãi của offer.
- Các tài liệu truyền thông: Banner, hình ảnh, video, và các tài liệu khác để hỗ trợ đối tác trong việc quảng bá.
Quản lý đơn đăng ký chiến dịch: #
Tạo đơn đăng ký: Đối tác có thể dễ dàng tạo các đơn đăng ký offer mới, chọn thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ muốn quảng bá, và cung cấp thông tin chi tiết về offer.
Theo dõi trạng thái: Hệ thống sẽ tự động theo dõi và cập nhật trạng thái của từng đơn đăng ký, giúp đối tác biết được đơn đăng ký của mình đã được chấp thuận hay chưa.
Quản lý lời mời hợp tác: #
Nhận lời mời: Đối tác sẽ nhận được các lời mời hợp tác từ các thương hiệu khác nhau thông qua hệ thống.
Đánh giá và chấp nhận: Đối tác có thể đánh giá và chấp nhận các lời mời hợp tác phù hợp với chiến lược của mình.
2. Vai trò của trình quản lý với Đối tác? #
Nắm bắt toàn bộ thông tin: Về các thương hiệu, chiến dịch và hiệu suất làm việc.
Đưa ra quyết định sáng suốt: Dựa trên dữ liệu và thông tin chi tiết.
Tăng cường hiệu quả làm việc: Tự động hóa các quy trình, tiết kiệm thời gian và công sức.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài: Với các thương hiệu hàng đầu.
II. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hiệu quả trình quản lý (Management) #
1. Brand (Thương hiệu) là gì? #
- Với trình quản lý đối tác, bạn có thể dễ dàng theo dõi và quản lý thông tin chi tiết của từng thương hiệu hợp tác, từ thông tin cơ bản đến lịch sử tham gia các chương trình ưu đãi bao gồm:
- ID thương hiệu
- Tên thương hiệu
- Email công ty
- Số điện thoại
- Offer mà đối tác đã tham gia của thương hiệu
- Ngày tham gia
- Ngoài ra khi kích chuột vào tên thương hiệu bạn có thể xem chi tiết các thông tin cơ bản như:
- Số điện thoại
- Địa chỉ
- Tỉ lệ chuyển đổi
- Doanh thu
- Chi phí
- Ngoài ra bạn cũng có thể xem được các chiến dịch đang quản lý mà tạo “Link nhanh” từ các offer bạn đã tham gia.
2. Chi tiết offer #
- Ngoài việc quản lý các Thương hiệu đang hợp tác với bạn chúng tôi cung cấp một màn hình để bạn có thể xem chi tiết các offer giúp bạn nắm rõ chức năng và tận dụng để phù hợp với chiến lược của mình. Chi tiết offer bao gồm:
- Tổng quan:
- URL mặc định
- Bảng các sự kiện trong offer
- Ngành hàng
- Mục tiêu
- Lịch biểu và ngân sách
- Lịch biểu
- Ngân sách chung
- Ngân sách riêng
- Chương trình khuyến mãi
- Tài liệu truyền thông
- Tổng quan:
- Mong rằng với những chức năng trên, bạn có thể tận dụng để quản lý và tận dụng một cách tốt ưu nhất
3. Đơn đăng ký (Application) #
- Đơn đăng ký (Application) là một biểu mẫu bạn cần điền để chính thức tham gia vào một offer trên Permate. Khi bạn điền và gửi đơn này, bạn đang gửi một yêu cầu tới thương hiệu chứa offer bạn muốn tham gia, xin phép được trở thành một nhà tiếp thị liên kết cho họ.
- Vậy làm sao để gửi đơn đăng ký cho thương hiệu :
- Kích chuột vào “ + Đơn đăng ký”
- Xuất hiện biểu mẫu, ở đây bạn cần lựa chọn
- Tên thương hiệu
- Offer bạn muốn đăng ký
- Trả lời bộ câu hỏi tuỳ vào cài đặt của Thương hiệu
- Đọc kĩ điều khoản & chính sách của offer
- Cuối cùng nên gửi tin nhắn cho Thương hiệu và mong muốn được tham vào vào offer, nhằm đảm bảo cơ hội được duyệt
- Sau khi nhập đầy đủ các thông tin trong biểu mẫu, việc bạn cần làm hãy kiểm tra kĩ sau đó kích chuột vào nút đăng ký, hệ thống sẽ gửi đơn đăng ký của bạn tới Thương hiệu. Đừng lo lắng, Thương hiệu sẽ xem xét đơn của bạn, và khi hoàn thành chúng tôi sẽ gửi thông báo đến bạn.
- Quản lý đơn đăng ký là việc mà bạn cũng như chúng tôi đặc biệt quan tâm, vì nếu như trong thời gian dài việc đăng ký nhiều chiến dịch càng được mở rộng thì nếu như không quản lý được đơn đăng ký sẽ là một trải nghiệm không tốt của chúng tôi dành cho bạn
- Quản lý đơn đăng ký bao gồm:
- Khi tạo đơn đăng ký thành công đơn từ của bạn sẽ có trạng thái “Chờ phê duyệt”, ở bước này việc bạn cần làm là chờ đợi khi thương hiệu xem xét và chấp thuận hoặc bạn có thể chỉnh sửa nếu như bạn có sai sót trong quá trình viết biểu mẫu.
- Quản lý đơn đăng ký bao gồm:
- Khi Brand đã xem qua đơn đăng ký của bạn sẽ có 2 trạng thái xảy ra:
- Đã phê duyệt: Thương hiệu đã đồng ý để bạn tham gia chiến dịch và bạn có thể tạo liên kết để chạy chiến dịch
- Đã từ chối: Trường hợp đơn của bạn bị từ chối có thể vì lý do không phù hợp hoặc là bạn với thương hiệu chưa tìm được lý do để hợp tác, đừng nản lòng hãy tiếp tục gửi đơn cho thương hiệu hoặc là tìm một offer khác phù hợp hơn.
- Khi Brand đã xem qua đơn đăng ký của bạn sẽ có 2 trạng thái xảy ra:
4. Lời mời hợp tác (Invitation) #
- Lời mời hợp tác (Invitation) là một biểu mẫu thương hiệu gửi cho bạn, mong muốn được hợp tác với bạn trên những offer có tiềm năng.
- Làm sao để phê duyệt hoặc từ chối lời mời của thương hiệu
- Khi một lời mời hợp tác được gửi đến bạn sẽ có trạng thái là “Chờ phê duyệt”
- Bạn hãy kích vào tên thương hiệu sẽ mở ra một biểu mẫu.
- Ở biểu mẫu bạn sẽ thêm được các thông tin cơ bản của thương hiệu, Offer thương hiệu muốn hợp tác với bạn và đi kèm với tin nhắn và bộ câu hỏi từ thương hiệu.
- Việc bạn cần làm sẽ là xem xét kĩ càng các thông tin, sau đó hãy phê duyệt hoặc từ chối lời mời tuỳ vào khả năng và mục đích của bạn như thế nào
- Lưu ý: Lời mời khi bạn đã từ chối vẫn có thể được phê duyệt nếu như bạn mong muốn điều đó
- Ngoài ra chúng tôi cung cấp một bảng dữ liệu để lưu trữ các lời mời hợp tác bạn đã từng và đang có hiện tại, giúp bạn tra cứu và quản lý tốt hơn.
III. Kết luận #
Với tính năng quản lý toàn diện, bạn sẽ có trong tay một công cụ đắc lực để quản lý các hoạt động hợp tác của mình. Từ việc quản lý danh sách các thương hiệu đang hợp tác, theo dõi các đơn đăng ký mới, đến việc gửi lời mời hợp tác đến các đối tác tiềm năng, mọi thứ đều được tối ưu hóa để giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả làm việc. Hãy trải nghiệm ngay để cảm nhận sự khác biệt!